Download Sách “Python rất là cơ bản”


    Chào mừng các bạn đến với blog, hôm nay mình sẽ tiếp tục chia sẻ đến các bạn cuốn sách “Python rất là cơ bản” của tác giả Võ Duy Tuấn (Hiện tại đang là giám đốc kỹ thuật cho dienmay.com và là CEO/Founder của Mạng xã hội sách Reader.vn). Trích lời tác giả: 
"Hiện nay, Python là một trong những ngôn ngữ lập trình đang được chú ý bởi tính đa dạng về ứng dụng, thư viện phong phú và cộng đồng đông đảo.
Đã làm việc với PHP 10 năm, và có những tác vụ mà PHP khó mà thực hiện tối ưu được, khiến mình phải tiếp cận với Python trong giai đoạn này.
Cuốn sách nhỏ này được viết trong quá trình mình bắt đầu học Python và giải quyết các bài toán cơ bản theo nhu cầu của mình.
Hy vọng những ghi chép của mình cũng sẽ giúp ích cho những ai đang quan tâm đến việc ứng dụng Python vào công việc và xử lý hiện tại". 

Mục lục
Sách được chia làm 15 chương, mỗi chương sẽ trình bày 1 khía cạnh của Python mà mình sẽ gặp phải và sẽ hữu ích khi biết các kiến thức này trong việc áp dụng Python vào công việc trong tương lai.

1. Hello world
2. Cú pháp
3. Phân chia module
4. Class
5. Kết nối MySQL
6. Kết nối Redis
7. Kết nối Memcached
8. Kết nối RabbitMQ
9. Restful Client
10. Thao tác trên tập tin
11. Xử lý hình ảnh
12. Xử lý file JSON
13. Xử lý file XML
14. Gởi email với SMTP
15. Socket Programming

   Hy vọng mọi người thấy cuốn sách nhỏ này hữu ích và sẽ không ngại học ngôn ngữ Python vì tương lai Python sẽ là một ngôn ngữ rất hot. Và cũng đừng quên tham gia và đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng open source. Mời các bạn DOWNLOAD về ở link bên dưới.
   Nếu bạn nào muốn nhận thêm tài liệu hay thì comment để lại mail nhé, chúc các bạn học tốt và thành công.
Enjoy learning & Coding!

http://ouo.io/KAWgu

0 nhận xét

Trọn bộ Tài Liệu Học Hacker Mũ Trắng - AEH 2015 - Trung Tâm ATHENA


Chào mừng các bạn đến với blog, hôm nay mình sẽ tiếp tục chia sẻ đến các bạn Trọn bộ Tài Liệu Học Hacker Mũ Trắng - AEH 2015 của Trung Tâm ATHENA. Bộ tài liệu này bao gồm: các bài Lab, Video Tutorials, Tools, Đề thi Athena,....


Chương 1 – Module Scanning
Chương 2 – Module Enumeration
Chương 3 – Module System Hacking
Chương 4 – Module Virus Worm Trojan
Chương 5 – Module DoS DdoS
Chương 6 – Module Sniffer
Chương 7 – Module Session Hijacking
Chương 8 – Module Wireless
Chương 9 – Module Web Application Attack
Chương 10 - Module Buffer Overflow
Chương 11 – Module Evade IDS Firewall
 

Mời các bạn DOWNLOAD về ở link bên dưới.
Nếu bạn nào muốn nhận thêm tài liệu hay thì comment để lại mail nhé, chúc các bạn học tốt và thành công.
Happy Haking,

Download
 

10 nhận xét

Tổng hợp tài liệu Lập trình hợp ngữ Assembly

TỔNG HỢP TÀI LIỆU LẬP TRÌNH HỢP NGỮ ASSEMBLY



Chào mừng các bạn đến với blog, hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn Tổng hợp Tài liệu + Giáo trình + slide + ebook về Lập trình hợp ngữ Assembly (English + Tiếng Việt). Bộ tài liệu này được mình sưu tầm từ Internet, Giảng viên bộ môn, bạn bè,...Mời các bạn DOWNLOAD về ở link bên dưới.
Nếu bạn nào muốn nhận thêm tài liệu hay thì comment để lại mail nhé, chúc các bạn học tốt và thành công.
Thân,



Download

1 nhận xét

Tài liệu CEHv9 Tiếng Việt | Ebook + Tools

TÀI LIỆU CEHv9 TIẾNG VIỆT | EBOOK + TOOLS



0 nhận xét

Cài đặt chi tiết CentOS 6.x (Text Mode)

HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT CHI TIẾT CENTOS 6.x (TEXT MODE)

Xin chào tất cả các bạn, hôm nay, mình xin hướng dẫn các bạn cách cài đặt HĐH CentOS 6.x ở chế độ Text Mode trên môi trường máy ảo VMware. Let's start !

1. Chuẩn bị cài đặt
  • Cấu hình máy ảo:  
    + RAM: 1GB
    + HDD: 20GB
2. Cài đặt


Nếu có thắc mắc gì trong quá trình cài đặt, vui lòng để lại comment bên dưới để được giải đáp.
Thân,
Happy installing !

0 nhận xét

LPI 1 - Topic 1: Tổng quan về hệ điều hành Linux

LPI 1 - TỔNG QUAN VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX


1. Linux là gì ?
  • Linux là một hệ điều hành máy tính được phát được phát triển dựa vào mô hình “Phần mềm tự do” (free software) và việc phát triển phần mềm mã nguồn mở (open-source software).
  • Thành phần cơ bản của Linux là hạt nhân Linux (Linux kernel), là nhân hệ điều hành được phát triển bởi Linus Torvalds và được công bố lần đầu tiên vào tháng 9 năm 1991 với phiên bản 0.01.
2. Lịch sử phát triển 
  • Ngày 5/4/1991, Linus Torvalds, chàng sinh viên 21 tuổi của trường Đại học Helsinki, Phần Lan đã bắt tay vào viết những dòng lệnh đầu tiên của Linux.
Linus Torvalds, “cha đẻ” của Linux
  • Tháng 8/1991, Torvalds gửi đi thông điệp đã trở thành nổi tiếng sau này về sự ra đời của Linux: “Tôi đang làm một hệ điều hành miễn phí (chỉ làm theo sở thích, và sẽ không lớn và chuyên nghiệp)”. Ngay chính Torvalds cũng không ngờ đến sự thành công của Linux như ngày hôm nay.
  • Tháng 9/1991, phiên bản Linux 0.01, phiên bản Linux đầu tiên được Torvalds công bố, với 10.239 dòng lệnh. Phiên bản 0.02 được ra mắt 1 tháng sau đó. 
  • Năm 1992, Torvals đã có một quyết định được cho là đúng đắn khi phát hành Linux dưới dạng mã nguồn mở của giấy phép GPL, cho phép tất cả mọi người có quyền download về để xem mã nguồn để cung chung tay phát triển. Đây được xem là quyết định đã giúp Linux có được sự phổ biến như ngày nay. 
  • Năm 1993, Slackware, hệ điều hành đầu tiên phát triển dựa trên mã nguồn Linux được ra đời. Slackware là một trong những hệ điều hành Linux đầu tiên và có tuổi đời lâu nhất hiện nay. Phiên bản mới nhất của Slackware là Slackware 14.1 được công bố vào tháng 11/2013.
  • Ngày 14/3/1994, sau 3 năm làm việc miệt mài, Torvalds cho ra mắt phiên bản hoàn thiện đầu tiên, Linux 1.0 với 176.250 dòng lệnh. 1 năm sau đó, phiên bản 1.2 ra mắt với 310.950 dòng lệnh.
  • Ngày 3/11/1994, Red Hat Linux, phiên bản 1.0 được giới thiệu. Đây là một trong những hệ điều hành được thương mại hóa đầu tiên dựa trên Linux.
  • Năm 1996, Linus Torvalds ghé thăm công viên hải dương học, tại đây, ông đã quyết định sử dụng hình ảnh chú chim cánh cụt để làm biểu tượng chính thức của Linux.
Chú chim cánh cụt là biểu tương quen thuộc của Linux
  • Năm 1998, Linux bắt đầu được các “ông lớn” công nghệ quan tâm và đầu tư để phát triển. Nổi bật trong số đó là IBM. Công ty này đã đầu tư hàng tỉ USD để phát triển các dịch vụ và phần mềm trên nền tảng Linux, với đội ngũ nhân viên phát triển hơn 300 người. Ngoài IBM, CompaqOracle cũng bắt đầu đầu tư và phát triển Linux.
  • Năm 2005, Linus Torvalds được xuất hiện trên trang bìa của tạp chí về kinh tế BusinessWeek, với câu chuyện về sự thành công của hệ điều hành Linux. 
  • Năm 2007, hàng loạt hãng sản xuất máy tính lớn như HP, ASUS, Dell, Lenovo,... bắt đầu bán ra các sản phẩm laptop được cài đặt sẵn Linux.
  • Tính đến thời điểm hiện tại, Linux đã có rất nhiều biến thể và phiên bản khác nhau, được xây dựng và phát triển riêng biệt bởi các công ty phần mềm và các cá nhân. Nổi bật trong số đó chính là hệ điều hành di động Android của Google, hiện là một trong những hệ điều hành thông dụng nhất hiện nay.
  • Đến tháng 1/2009, số người dùng Linux trên toàn cầu đạt mốc 10 triệu người. Hiện nay, sau 20 năm tồn tại và phát triển, Linux được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, trên các máy tính cá nhân, các máy chủ, đến các thiết bị di động, máy nghe nhạc, máy tính bảng, các máy ATM và thậm chí trên cả các siêu máy tính…
  • Từ phiên bản đầu tiên với hơn 10 ngàn dòng lệnh, ngày 14/3/2011, sau 20 năm tồn tại và phát triển, nền tảng Linux 2.6.38 được phát hành, với 14.294.493 dòng lệnh, đánh dấu một chặng đường tồn tại và phát triển lâu dài của Linux.
  • Ngày nay, Linux được xem là biểu tượng của sự chia sẻ cộng đồng, được phát triển bởi cộng đồng và được ủng hộ vì hoàn toàn miễn phí. Linux được xem là sự đối địch của Windows (Microsoft), bởi nhiều người cho rằng, với Microsoft tất cả chỉ có lợi nhuận.

3. "Gia phả", dòng họ của Linux (Linux Distro)
Chi tiết "gia phả" dòng họ Linux

Linux có 3 dòng họ (distro) cơ bản: 
  • Debian GNU/Linux: Debian, Ubuntu, Kali,...
  • Red Hat Linux: Fedora, CentOS,...
  • Slackware: S.u.S.E, Slax,...
   3.1. Debian GNU/Linux 
  • Là hệ điều hành (HĐH) mã nguồn mở tự do mà sử dụng nhân Linux để phát triển distro riêng của nó. Vào năm 2007, Debian hỗ trợ cho nhiều kiến trúc khác nhau như Intel x86, ARM, Motorola, PowerPC, Alpha, SPARC.
  • Các distro Debian GNU/Linux ra đời là do các tình nguyện viên, thường là những chuyên gia về công nghệ thông tin đóng góp. Công việc của họ là thiết lập cấu hình, biên dịch, tích hợp các phần mềm sao cho tất cả có thể tương thích với nhau. Ngoài ra, các lập trình viên còn phải có trách nhiệm duy trì hạ tầng các dịch vụ dựa trên Internet như tập tin lưu trực tuyến, hệ thống quản lý lỗi… kèm theo là các dự án về dịch thuật, quốc tế hóa một loạt công cụ đặc biệt cho Debian GNU/Linux.
  • Ngoài ra, Debian GNU/Linux còn có một “hợp đồng xã hội” (www.debian.org/social_contract.html), ở tài liệu này sẽ đề cập đến mục tiêu chính của dự án Debian GNU/Linux với chính sách gói tin và phiên bản chặt chẽ. Debian GNU/Linux có 3 dạng khác nhau: phiên bản ổn định mà người dùng được khuyến khích sử dụng, phiên bản không ổn định và phiên bản thử nghiệm dành cho những ai mong muốn có được phần mềm mới nhất. 
  • Quay lại những năm đầu, Debian GNU/Linux 3.0 (gọi là Woody) có phiên bản không ổn định là Sid, phiên bản thử nghiệm là Sarge. Phiên bản Debian GNU/Linux 4.0 được tung ra vào tháng 4/ 2007 (tên gọi là Etch) cấu tạo từ hơn 10.000 gói nguồn với hơn 288 triệu dòng mã lệnh. Ngôn ngữ sử dụng phổ biến nhất trong Debian GNU/Linux 4.0 là C với hơn 155 triệu dòng mã lệnh, nhưng thực tế C không còn chiếm ưu thế (trước đây C chiếm đến 80%). Ngôn ngữ lập trình phổ biến thứ 2 là C++, song song đó là sự gia tăng của các ngôn ngữ kịch bản như Perl, Python, PHP.
  • Debian GNU/Linux cũng nổi tiếng với hệ thống quản lí gói, cụ thể APT (Advanced Packaging Tool - công cụ quản lí gói cao cấp). Debian có chính sách nghiêm ngặt đối với chất lượng các gói và bản phát hành cũng như tiến trình phát triển và kiểm tra mở. Cách này giúp cho việc nâng cấp các bản phát hành cũng như việc đặt hay gỡ bỏ dễ dàng hơn. 
  • Hiện tại đang có Debian GNU/Linux phiên bản 8.x (tên mã Jessie) sau 24 tháng nỗ lực phát triển, và sẽ được hỗ trợ trong vòng 5 năm tới.
  • Ubuntu là một hệ điều hành mã nguồn mở tự do dựa trên nền tảng Debian, có nghĩa là người dùng được tự do chạy, sao chép, phân phối, nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm theo điều khoản của giấy phép GNU GPL. Ubuntu được tài trợ bởi Canonical Ltd (chủ sở hữu là một người Nam Phi Mark Shuttleworth). Hệ điều hành này được sử dụng phổ biến và ưa chuộng vì tính bảo mật cao, nhanh, nhẹ, có giao diện đẹp, thân thiện, dễ sử dụng, kho phần mềm ứng dụng rất phong phú đáp ứng được hầu hết yêu cầu của người dùng. Phiên bản mới nhất hiện nay là Ubuntu 15.10.
  • Kali Linux (Backtrack) là một hệ điều hành mã nguồn mở tự do phát triển dựa trên nền tảng Debian, đây là hệ điều hành được sử dụng nhiều nhất bởi các chuyên gia đánh giá bảo mật. Kali (BackTrack) bắt đầu xuất hiện vào năm 2006 và trong 9 năm qua nó đã không ngừng cải tiến để đạt được một vị trí nhất định trong cộng đồng bảo mật trên khắp toàn thế giới. Phiên bản mới nhất hiện nay là Kali Linux 2.0 Sana.
   3.2. Red Hat Linux 
  •  Là một trong những distro thương mại đầu tiên của GNU/Linux và được xem là chuẩn nhất trong số các distro khác. Phiên bản 1.0 đầu tiên ra mắt vào năm 1995 nhưng chỉ vài tháng sau đó, phiên bản 2.0 bổ sung công nghệ RPM (RPM Package Manager – Trình quản lý gói tin của Red Hat) tiếp tục được xuất bản. Sự ra đời của RPM giúp việc cài đặt, cập nhật, xóa, bổ sung các gói phần mềm trở nên dễ dàng hơn trước rất nhiều.
  • Vào tháng 9/2003, hãng Red Hat đã quyết định tập trung vào công việc phát triển các phiên bản distro dành cho doanh nghiệp. Đồng thời, Red Hat cũng ủy quyền phiên bản cộng đồng cho Fedora Core – đây là dự án nguồn mở độc lập với Red Hat. Hiện tại, một số sản phẩm hàng đầu của Red Hat là Fedora, Red Hat Network và một số dịch vụ cập nhật phần mềm Internet. 
  • Các ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong Red Hat: C chiếm vị trí quan trọng với hơn 60% số lượng các dòng mã lệnh (hơn 30 triệu dòng mã lệnh), kế tiếp là C++ với khoảng 10 triệu dòng mã lệnh và theo sau là Shell (khoảng 3 triệu dòng mã lệnh). 
  • Bên cạnh đó, Red Hat cũng có distro hướng doanh nghiệp là bản Red Hat Enterprise Linux (RHEL). Một điểm lưu ý, Red Hat cũng đưa ra các dịch vụ tư vấn công nghệ thông tin và chương trình cấp chứng chỉ tương tự như Microsoft.
  • Fedora là phiên bản miễn phí cho người dùng, đồng thời cũng là phiên bản thử nghiệm đưa ra cộng đồng sử dụng và phản hồi, từ đó những đặc tính nổi bật của Fedora sẽ đúc kết vào phiên bản RHEL. Dự án Fedora nhắm tới mục đích tạo ra một hệ điều hành mã nguồn mở hoàn chỉnh để sử dụng cho các mục đích tổng quát. Fedora được thiết kế để có thể dễ dàng cài đặt với chương trình cài đặt mang giao diện đồ họa. Các gói phần mềm bổ sung có thể tải xuống và cài đặt một cách dễ dàng với công cụ yum. Các phiên bản mới hơn của Fedora có thể được phát hành mỗi 6 hoặc 8 tháng. Tên gọi Fedora Core là nhằm mục đích phân biệt giữa gói phần mềm chính của Fedora với các gói phần mềm phụ trội, bổ sung cho Fedora. Hỗ trợ kỹ thuật của Fedora đa số là đến từ cộng đồng (mặc dù Red Hat có hỗ trợ kỹ thuật cho Fedora nhưng không chính thức). Hiện tại phiên bản mới nhất là Fedora 23.
  • CentOS là một bản phân phối hệ điều hành tự do dựa trên Linux kernel. Nó có nguồn gốc hoàn toàn từ bản phân phối Red Hat Enterprise Linux (RHEL). CentOS tồn tại để cung cấp một nền tảng điện toán doanh nghiệp tự do và phấn đấu để duy trì khả năng tương thích nhị phân 100% với nguồn thượng nguồn của nó, Red Hat. CentOS là viết tắt của Community ENTerprise Operating System. Trong tháng 7/2010 CentOS đã vượt qua Debian trở thành bản phân phối Linux phổ biến nhất cho máy chủ web, với gần 30% của tất cả máy chủ web Linux sử dụng nó tuy nhiên vào tháng 1/2012, sau một cuộc đua đối đầu, nó bị mất vị trí dẫn đầu vào tay Debian. Hiện tại phiên bản mới nhất là CentOS 7.
   3.3. Slackware  
  • Slackware là một trong những hệ điều hành Linux đầu tiên và có tuổi đời lâu nhất hiện nay. Phiên bản mới nhất của Slackware là Slackware 14.1 được công bố vào tháng 11/2013.
  • Phân phối này nổi tiếng với sự gọn nhẹ, không rườm rà, phương thức tùy biến tối thiểu hóa cho các ứng dụng như KDE. Nó cũng nổi tiếng với sự miễn cưỡng chuyển đổi sang phiên bản mới của một số ứng dụng phổ biến như Apache hay GCC. Tất nhiên, cũng có một số thay đổi nhỏ trong gói hệ thống quản lý, nhưng các thay đổi không đáng kể.

  • SUSE Linux là một hệ điều hành được sử dụng khá phổ biến ở Châu Âu. Đây là một trong những sản phẩm chiến lược của hãng Novell, được phân phối đầu tiên vào năm 1994. Bên cạnh hệ điều hành SUSE Linux Enterprise được phân phối có phí, Novell còn hỗ trợ dự án xây dựng một sản phẩm mã nguồn mở & miễn phí, đó là hệ điều hành OpenSUSE. Hệ điều hành SUSE Enterprise Linux Server dành cho doanh nghiệp được giới thiệu vào năm 2000, miễn phí, tiếp theo là dự án openSUSE hướng đến cộng đồng 5 năm sau đó. OpenSUSE hiện là bản phân phối Linux phổ biến nhất, đứng thứ 4 về số lượng truy cập do Distrowatch thống kê. Bản phân phối SUSE Linux cũng phổ biến nhờ vào công cụ thiết lập và cấu hình nổi tiếng YaST. Phiên bản hiện tại là OpenSUSE 13.1.
4. Vai trò của Linux trong các hệ thống thông tin hiện nay
  • Tổ chức, quản lý và vận hành các máy chủ, các dịch vụ trong hệ thống thông tin.
  • Tạo môi trường, cung cấp các công cụ, các chính sách giải pháp bảo vệ an toàn thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.
  • Linux là nền tảng chính trong việc phát triển công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing) và dữ liệu lớn (Big Data).
  • Linux hỗ trợ rất nhiều cho các ứng dụng di động, là nền tảng nhân cơ bản của hệ điều hành Android hiện nay.
  • Linux được sử dụng hầu hết trong các thiết bị nhúng hiện nay, nó trở thành một nền tảng được sử dụng rất nhiều trong truyền hình, giải trí trong xe hơi, các hệ thống định vị và nhiều kiểu thiết bị khác.
  • Linux là ngôi nhà của hệ điều hành cho tất cả các loại giải pháp ảo hóa có sẵn, cho dù nền tảng hoặc ảo hóa song song, ảo hóa hệ điều hành hay nhiều ý tưởng mơ hồ hơn như ảo hóa cộng tác. Hiện nay, KVM của Linux hỗ trợ ảo hóa lồng nhau.
  • Linux là một hệ thống thông tin an toàn, bảo mật và miễn phí.

Note: Linux cũng như bất cứ hệ điều hành nào, nó cũng có một số mặt hạn chế nhất định:
  • Số lượng ứng dụng chất lượng cao hỗ trợ trên Linux còn hạn chế.
  • Một số nhà sản xuất không phát triển driver hỗ trợ nền tảng Linux.
  • Khó làm quen, đặc biệt nếu bạn đã quá quen thuộc với Windows thì khi chuyển sang Linux, bạn sẽ cần một khoảng thời gian để làm quen nó.

0 nhận xét